6 mẹo tốt nhất cải thiện kỹ năng đọc hiểu ở trẻ

Phát triển kỹ năng đọc hiểu là vô cùng quan trọng đối với người đọc đang phát triển (khoảng 6-8 tuổi). Ba mẹ có thể bắt đầu sớm nhất với sách tranh. Khi trẻ lớn hơn, kỹ năng đọc hiểu sẽ giúp trẻ hiểu sách giáo khoa, báo và các nội dung phức tạp khác.

Dưới đây là 6 mẹo để nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho trẻ.

? Cho trẻ đọc to
Đọc to sẽ khiến trẻ đọc chậm hơn nhưng lại có nhiều thời gian để xử lý thông tin và cải thiện khả năng đọc hiểu từ từ. Hơn nữa, trẻ không chỉ nhìn thấy các từ mà còn nghe được chúng. Điều này giúp trẻ đánh vần đúng mặt chữ. Ba mẹ có thể thay phiên nhau đọc to với con.

? Cung cấp sách ở cấp độ phù hợp
Hãy chắc chắn trẻ thực hành đọc sách không quá khó so với trình độ của mình. Trẻ nên nhận ra ít nhất 90% lượng từ mà không cần sự giúp đỡ từ người lớn. Đang đọc mà dừng lại thường xuyên để tìm từ sẽ khiến trẻ khó tập trung vào ý nghĩa tổng thể của câu chuyện.

? Đọc lại nhiều lần để xây dựng sự trôi chảy
Để nắm bắt ý nghĩa văn bản và khuyến khích việc đọc hiểu, trẻ cần đọc nhanh và trôi chảy – hay còn gọi là đọc lưu loát. Chẳng hạn, bước vào năm học lớp Ba, trẻ có thể đọc 90 từ/phút.
Đọc lại những cuốn sách đơn giản, quen thuộc giúp trẻ thực hành giải mã từ một cách nhanh chóng. Nhờ vậy, trẻ sẽ trở nên thông thạo hơn trong vấn đề đọc hiểu.

? Trò chuyện với giáo viên
Nếu trẻ đang vật lộn với việc đọc hiểu, chúng sẽ cần thêm trợ giúp trong việc xây dựng vốn từ vựng hoặc thực hành các kỹ năng phát âm. Giáo viên có thể cân nhắc hỗ trợ để xây dựng kỹ năng phát âm cần thiết cho trẻ.

? Bổ sung bài đọc trên lớp
Nếu trên lớp trẻ đang học một chủ đề cụ thể, ba mẹ có thể tìm những cuốn sách hoặc tạp chí dễ đọc về chủ đề này. Một số kiến thức được đọc trước sẽ giúp trẻ dễ dàng trong việc đọc nội dung khó hơn và thúc đẩy việc đọc hiểu.

? Nói về những gì trẻ đang đọc
Trò chuyện sẽ giúp trẻ ghi nhớ và suy nghĩ về chủ đề cuốn sách. Đặt câu hỏi trước, trong và sau khi đọc khuyến khích sự đọc hiểu. Một số câu hỏi ví dụ như:

– Trước khi đọc: “Con quan tâm đến điều gì về cuốn sách? Điều gì khiến con không quan tâm?”
– Trong quá trình đọc: “Chuyện gì đang diễn ra trong cuốn sách? Con có nghĩ mọi chuyện sẽ xảy ra như con nghĩ không? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”
– Sau khi đọc: “Con có thể tóm tắt nội dung cuốn sách không? Con thích điều gì về nó? Những cuốn sách khác làm con nhớ đến điều gì?”

——————
Biên dịch từ Scholastic.

Trả lời

error: Content is protected !!
Nhắn tin qua Facebook Nhắn tin qua Zalo
Hotline: 09666.90.666